Lái xe tuyệt đối phải tránh những sai lầm chết người này
Lơ là, chủ quan, phanh trong khúc cua hay việc sử dụng đèn pha dưới trời sương mù chính là những sai lầm chết người mà người lái xe cần phải tránh.
- Lơ là, chủ quan
- Dù chỉ một giây cũng không được lơ là” chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc quyết định sống còn, tránh mắc phải những sai lầm chết người đối với tài xế ôtô.
- Tỏ thái độ chủ quan, không chú ý quan sát tình hình giao thông trên đường là thói quen một số tài xế. Theo các chuyên gia giao thông, cứ khoảng 3 đến 5 giây, lái xe nên quan sát qua gương chiếu hậu một lần, như vậy thì mới có thể chủ động trước những tình huống không hay bất ngờ xảy ra.
- Đặt tay ở vị trí 10 và 2h
- Ví dụ xem vô lăng như mặt chiếc đồng hồ, các vị trí ôm vô lăng sẽ là 10 và 2h không chỉ sai do một thói quen cầm lái mà nó còn hết sức nguy hiểm.
- Chẳng may túi khí bị nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ của túi khí có thể làm gãy các ngón tay. Vị trí chuẩn phải là 9 và 3h.
- Nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước
Do tâm lý, đôi khi đang đi trên trường, nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những điều bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó có thể làm bạn giật mình xảy tai nạn. Hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó, trong khoảng trống giữa những chiếc xe để có thể lường được những gì phía trước đoạn đường.
- Nhìn thấy mặt mình trong gương chiếu hậu
Đa phần các xe không còn điểm mù phía sau nếu như bạn đã điều chỉnh gương hậu đúng cách. Cách kiểm tra tốt nhất đó là khi ngồi vào ghế lái đúng tư thế, thì bạn không còn nhìn thấy mặt mình tất cả gương chiếu hậu.
Xem thêm:
- Lái xe đường dài ngồi thế nào cho đúng tư thế?
- Lái xe ô tô bán tải Ford Ranger 2016 hiểu cho đúng để tránh bị phạt.
- Sử dụng đèn pha trong trời sương mù
Ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước ở trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti làm cho tầm nhìn của bạn tồi tệ hơn. Nên bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, chỉ cần đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.
- Phanh trong khúc cua
Phanh làm cho bánh xe khó kiểm soát hơn lúc vào cua vì lúc này quán tính sẽ chiến thắng lực cản ma sát. Bên cạnh đó, lúc cua bạn thường không chú ý trên xe có chở đủ tải hay chỉ có mình bạn. Vì trọng lượng xe lúc cua là rất quan trọng, nếu như quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng thêm nguy hiểm.
- Bật chế độ kiểm soát hành trình trong mưa
Đơn giản là vì trên đường mưa, mọi thứ trong xe thì nên kiểm soát bằng “cơm” là quan trọng nhất. Chế độ kiểm soát hành trình chỉ có ích trên đường khô ráo, khi đó các cảm biến, phanh mới vận hành hoàn hảo.
- Dừng xe ở vị trí là điểm mù của xe khác
Nếu như bạn đang xếp hàng ngang với dàn lốp phía cuối rơ-mooc của một xe khác, thì hãy nháy đèn hoặc có thể làm gì đó để tài xế ở xe đó biết có xe bạn ở tít phía sau. Nếu ở trong điểm mù của một chiếc xe dài, thì lúc này bạn sẽ không kịp phản ứng khi họ chuyển làn hoặc rẽ phải/trái.
- Rà phanh liên tục khi xuống dốc
Nhiệt từ má phanh truyền ngược lại làm cho dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc này tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không “ăn” thì sẽ rất nguy hiểm.
- Để quá nhiều thứ linh tinh trên mặt taplo
Khi phải phanh gấp, nếu có nhiều thứ linh tinh đặt phía trước taplo, chúng sẽ bay thẳng vào mặt bạn làm cho bạn thêm cuống quít, nguy hiểm hơn. Mặt taplo của xe không phải giá sách để có thể vứt đủ thứ lên đó.
- Mất tập trung
Lái xe những lúc sức khỏe không đảm bảo, tinh thần mất tập trung vì gọi điện thoại, thao tác xe không thành thạo hoặc đùa giỡn với những người xung quanh. Ngay cả việc bật nhạc to, ăn uống, hút thuốc cũng làm người lái phân tâm, dẫn đến các nguy hiểm có thể xảy ra.
Không thắt dây an toàn, vi phạm lỗi tốc độ như vượt, dừng, đỗ sai quy định. Ngoài ra, không hạn chế tốc độ tối thiểu khi đi vào đường cong, đường sá không tốt… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn khi lái xe. Chúc các bạn lái xe an toàn!